Contact Information

Theodore Lowe, Ap #867-859
Sit Rd, Azusa New York

We Are Available 24/ 7. Call Now.

Đối với những người bị bệnh tiểu đường chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng vì chúng không chỉ giúp điều trị mà còn có thể kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả nhất. Vậy bệnh tiểu đường nên ăn gì? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng bệnh tiểu đường hoặc cần cung cấp các kiến thức về căn bệnh này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Nguyên tắc trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Các loại trái cây và rau xanh

Một trong những thực phẩm tốt dành cho người bị tiểu đường chính là bổ sung các chất dinh dưỡng từ trái cây và rau xanh.

Các loại rau củ như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina,….Các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất carbohydrat và calo thấp rất phù hợp cho các bệnh nhân đang có tiền án về bệnh tiểu đường hiện nay

thực phẩm cho người tiểu đường

Người tiểu đường nên ăn hoa quả gì?

Các loại trái cây tươi chứa ít đường như bưởi, cam, quýt, táo, lê, dâu…chứa nhiều vitamin và khoáng chất, tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, cho người mắc bệnh tiểu đường, bạn cần nên tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn…khi đang điều trị

Để đạt được hiệu quả cao trọng quá trình điều trị, bệnh nhân tiểu đường cần nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi. Có những loại trái cây nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn

Dinh dưỡng tuyệt vời từ gạo lứt

Bạn biết đấy hầu như những bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo hạn chế ăn cơm chứa nhiều tinh bột, tuy nhiên gạo lứt được xem là thực phẩm rất tốt cho các bệnh nhân đái tháo đường.

Trong gạo lứt có chứa nhiều vitamin, omega 3, omega 6, giàu chất chống oxy hóa và protein,….đặc biệt các lớp vỏ cám có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm lượng glucose trong máu giúp cải thiện sự tổng hợp insulin rất có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường

Theo kết quả nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng cho biết nhờ các thành phần dinh dưỡng và chỉ số đường huyết mà gạo lứt được xem là lựa chọn lý tưởng cho những người bị tiểu đường hiện nay

Ngoài ra ngày nay gạo lứt được chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn cũng như là nguyên liệu chính để làm trà gạo lứt rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng

>>> Xem ngay: Tinh chất gạo lứt – không chứa tinh bột, thực phẩm tối ưu dành cho người tiểu đường

Cung cấp chất đạm và béo cho cơ thể

Thịt bò tươi là thức ăn tốt cho người bệnh tiểu đường cần nên được bổ sung, vì trong thực phẩm này có chứa  nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) giúp cơ thể cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu khá hiệu quả

Nguồn chất béo có bên trong quả bơ, hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu mà người bệnh cần nên thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật

Ngoài ra đừng quên bổ sung thêm cá -một nguồn cung cấp ra chất béo và chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Các loại cá như cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo omega-3 không những rất tốt cho các bệnh nhân đái tháo đường mà còn cực kỳ tốt cho sức khỏe tim mạch

Khi sử dụng bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, súp, nấu không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ để hạn chế cho người tiểu đường

Sữa đậu nành cho bệnh tiểu đường

Trong sữa đậu nành có chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng như vitamin protein, các chất khoáng như Na, K, Mg.. giúp tăng cường sức đề kháng và làm ổn định huyết áp – một trong những nguyên nhân gây nguy hiểm cho bệnh tiểu đường.

Bạn biết không uống sữa đậu nành trước mỗi bữa ăn sẽ có tác dụng giảm cảm giác đói và làm no lâu hơn, hơn nữa các chất có trong sữa đậu nành giúp phân giải lượng mỡ dư thừa trong máu. Ngoài ra, việc giảm máu sẽ giúp ngăn ngừa và làm giảm biến chứng của bệnh tiểu đường gây nên như huyết áp cao, tắc nghẽn mạch máu não.

thực phẩm cho người tiểu đường

>>> Xem ngay: Những công dụng của mầm đậu nành đối với sức khỏe và sắc đẹp có thể bạn chưa biết

Bệnh tiểu đường nên khiêng ăn gì?

Các loại thực phẩm chứa ngọt

Đường, mía, kẹo, trái cây đóng hộp, kẹo, mứt, chè, mỡ, nước quả ép….là những thực phẩm nằm trong phạm vi mà người tiểu đường bị cấm không nên sử dụng

Bạn biết đấy chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, là tình trạng mà cơ thể người bệnh có lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép. Nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý và làm tăng các biến chứng nặng nề của bệnh.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ khiến cơ thể tăng cân và làm đường huyết khó kiểm soát, điều này hoàn toàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo, thực phẩm chiên đi chiên lại, thực phẩm đóng hộp sẵn như bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt, những loại thức ăn nhanh như lạp sườn, mì tôm, khoai tây chiên,…

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Cơm là thực phẩm thiết yếu chứa nhiều tinh bột trong mỗi bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên sử dụng nhiều tinh bột như cơm, phở, bún.

Những món ăn dành cho người bị tiểu đường trong bữa ăn có thể là khổ qua xào thịt nạc, giá đỗ xào, nấm xào cảo xanh, thịt heo xào cần tây…là những món ăn cần bổ sung trong thực đơn của người đái tháo đường nhằm hạn chế được lượng tinh bột cũng như có thể bổ sung năng lượng tốt cho cơ thể

Các chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, hay thuốc lá hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe đặc biệt là điều cấm kỵ cho các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Các chất có hại này sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được

Bài viết nên đọc: 

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng người tiểu đường

Ngoài nắm bắt được thực phẩm cần nên ăn và kiêng trong khẩu phần ăn của người bị bệnh tiểu đường, bạn cần tuân thủ và lưu ý những điều sau trong chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất:

  • Cần nên ăn uống điều độ, đúng giờ hạn chế không nên để quá đói và cũng không ăn quá no.
  • Khi ăn cần nên chia khẩu phần thành nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.
  • Tuy nhiên bệnh nhân không nên quá kiêng mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, chất xơ…cho cơ thể có đủ năng lượng
  • Bệnh tiểu đường thường hay xuất hiện ở những người lớn tuổi, tuyệt đối không nên bỏ bữa vì sẽ dẫn tới hạ đường huyết mà còn có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như chóng mặt, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi lạnh…
  • Ngoài ra bệnh nhân đái tháo đường cần nên luyện tập thể dục như đi bộ vào buổi sáng, chơi các môn thể thao phù hợp sức khỏe giúp tăng cường chuyển hóa và đốt cháy calo

Với những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường hy vọng sẽ giúp cho mọi người có được phương pháp tốt trong khẩu phần ăn và điều trị đạt kết quả tốt nhất

 

Share:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *