Hạt mắc ca (Macadamia) là một loại hạt xuất xứ từ Úc. Hạt mắc ca có vỏ màu nâu, hình tròn, nhân bên trong có kích cỡ 2-3cm có màu vàng sữa, thơm và mềm như bơ. Hạt mắc ca được ví như nữ hoàng của các loại hạt khô bởi hương vị tinh tế, ngọt ngào và giòn béo khiến cho chúng ta không thể cưỡng lại sức hút của hạt mắc ca. Không chỉ có hương vị, hạt mắc ca còn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao có lợi cho sức khỏe và cả tim mạch. Trong bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của hạt mắc ca với tim mạch.
1. Về giá trị dinh dưỡng
So với các anh chị em cùng loại như hạnh nhân hay đào lộn hột, mắc ca chứa nhiều chất béo nhưng chứa ít protein. Hạt mắc ca chứa hàm lượng chất béo chưa bão hòa đơn cao nhất trong tất cả các loại hạt đã biết với khoảng 22% axit béo omega-7 là acid palmitoleic, có tác dụng như một chất béo không bão hòa đơn. Ngoài ra hạt mắc ca còn chứa 9% protein, 9% cacbohydrat và 2% sơ dinh dưỡng cũng như kali, sắt, canxi,… Cụ thể trong 100g hạt mắc ca sẽ có 718 kcal với thông số dinh dưỡng như sau:
– Chất béo có 75.8g trong đó chất béo bão hòa đơn là 12g, chất béo không bão hòa là 59g, chất béo không bão hòa đa là 1.5g
– Hàm lượng protein là: 7.91g
– Hàm lượng vitamin bao gồm: vitamin B6: 0.275mg, vitamin C: 1.2mg, Vitamin E: 0.54 mg
– Cacbohydrat: 13.82g
– Ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng như: đường, sắt, natri, kẽm,…
2. Các công dụng của hạt mắc ca với tim mạch
Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo không bão hòa hay còn gọi là chất béo tốt có lợi cho sức khỏe tim mạch. Chất béo không bão hòa có hai loại là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, cả hai loại chất béo này đều giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch đồng thời sản sinh ra cholesterol tốt nhằm hạn chế người dùng mắc các bệnh về tim mạch. Ngoại từ hàm lượng chất béo không bão hòa đơn, hạt mắc ca còn có các chất béo không bão hòa đa là Omega 3 và Omega 7. Trong khi Omega 3 có khả năng giúp cơ thể tổng hợp chất cần thiết cho quá trình tuần hoàn và lưu thông máu dễ dàng thì Omega 7 giúp cải thiện rối loạn lipid máu và viêm toàn thân nhẹ – hai yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh tim mạch.
Xem thêm:
Bật mí bí quyết dưỡng da bằng nước vo gạo
Các phương pháp làm sạch gan đơn giản
Ngoài ra hạt mắc ca còn hỗ trợ giảm cân, góp phần phòng chống béo phì từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chất béo Omega 7 giúp kiểm soát chất béo trong cơ thể đồng thời làm giảm cảm giác thèm ăn. Chất Omega 7 thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, làm giảm lượng mỡ tích trữ trong cơ thể nói chung và cả trong mạch máu nói riêng. Với hàm lượng chất béo tốt cao, một lượng nhỏ hạt mắc ca cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy no bụng mà không cần sử dụng thêm các món ăn vặt không có lợi khác.
Trong hạt mắc ca còn chứa những chất có khả năng chống oxy hóa cao chính là các hợp chất flavonoids. Hợp chất flavonoids có tác dụng tăng cường bền vững của thành mao mạch từ đó giảm thẩm thấy các hồng huyết cầu qua thành mạch đồng thời làm giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, với tính chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể chống lại sự oxy hóa không hoàn toàn của cholesterol, flavonoids còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm thiểu nguy cơ tử vong do các bệnh lý tim mạch như thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch.
Hạt mắc ca có chứa nhiều protein và các chất xơ làm giảm sự hấp thu cholesterol bằng cách làm giảm chất béo LDL (chất béo xấu) và tăng chất béo HDL (chất béo tốt), đồng thời làm chậm khả năng hấp thụ đường qua máu, kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp hay các bệnh về tim mạch như: mỡ máu, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch.
Ngoài những tác dụng tuyệt vời đối với tim mạch, hạt mắc ca còn có tác dụng đối với làn da, mái tóc, móng tay, có tác dụng tốt cho sự phát triển xương và trí não. Hạt mắc ca có thể dùng trực tiếp, để làm sữa mắc ca hoặc dùng làm nguyên liệu cho các loại bánh hoặc ăn kèm với mật ong. Bên cạnh những công dụng của hạt mắc ca, đừng quên tìm hiểu những cách sử dụng hồng sâm để có một trái tim mạnh khỏe nhé!
Nguồn: Congtyhongsam.com