Khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm, trẻ bị táo bón là chuyện hết sức phổ biến, nhiều bà mẹ lúc này tỏ ra rất lo lắng không biết phải làm sao. Cháo Tây Thi sẽ giúp bạn tháo gỡ những lo lắng ấy thông qua bài viết dưới đây, các bạn cùng đón đọc nhé!
Tại sao bé ăn dặm lại dễ bị táo bón?
Đến thời kỳ ăn dặm, ngoài sữa mẹ bé còn phải tập ăn các loại thức ăn đặc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng về chiều cao, cân nặng cũng như trí não.
Lúc này bé sẽ phải học các động tác như cắn, nhai và nói, tiếp xúc với những loại thực phẩm mới, điều này dẫn đến một số rắc rối ở đường tiêu hóa, gặp các triệu chứng như trướng bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn…
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn tới trẻ ăn dặm bị táo bón như: Thức ăn dặm quá nhiều tinh bột và ít chất xơ. Khi đổi từ sữa mẹ sang sữa bột bé rất dễ bị táo bón do chưa thích nghi. Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, nếu tiêu hóa quá nhiều thức ăn cũng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
Có thể trẻ gặp một số rối loạn chuyển hóa thức ăn, bị tưa miệng, viêm họng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon, dẫn tới tiêu hóa kém.
Mẹ phải làm gì khi trẻ ăn dặm bị táo bón:
Để khắc phục tình trạng này, các mẹ cần chú ý một số điểm sau đây:
Chú ý tới các loại thức ăn dặm:
Mẹ nên tăng cường cho con ăn ngũ cốc nguyên hạt như bột, cháo từ gạo tẻ, lúa mạch, bổ sung thêm nhiều chất xơ có trong rau, củ, quả hoặc trái cây. Nên cho trẻ ăn dặm bằng bột yến mạch, và ăn thêm hoa quả để tăng thêm vitamin.
Khi chế biến cho trẻ ăn dặm, mẹ nên chế biến các loại thực phẩm mát, nhuận tràng. Không nên chọn những thực phẩm gây nóng, khó tiêu. Các loại rau mát như rau ngót, rau lang, các loại củ dễ tiêu hóa như củ dền, khoai lang. Kết hợp ăn dặm là bổ sung thêm các loại sữa bột dành cho trẻ táo bón, nóng cơ địa.
Thương hiệu cháo dinh dưỡng Tây Thi với thực đơn đa dạng, hấp dẫn: cháo tôm, cháo cá hồi, cháo thịt heo, cháo thịt gà,… Cháo Tây Thi là sự kết hợp giữa các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tươi ngon cùng quy trình chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hứa hẹn đồng hành cùng bố mẹ và bé giai đoạn ăn dặm cũng như nhiều giai đoạn phát triển khác.
Khuyến khích con vận động:
Có thể giúp con vận động bằng cách mẹ massage cơ bụng cho con, khuyến khích con bò hoặc đi, vận động bằng mọi cách để kích thích hệ tiêu hóa, tác động tới nhu động ruột.
Bổ sung nước:
Nước đóng góp đến 80% việc bài tiết ở đại tràng do đó nước có vai trò quan trọng trong việc hạn chế táo bón. Vì thế, các mẹ hãy lưu ý cho con uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng nước ép trái cây để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
Trên đây là một số giải pháp trong trường hợp trẻ ăn dặm bị táo bón. Tuy nhiên với những chia sẻ trên, các bà mẹ cũng có thể áp dụng đối với trẻ bình thường, vì đó là những phương pháp hữu ích cho trẻ thời kì ăn dặm.
Bạn có thể quan tâm bài viết: