Trẻ ở độ tuổi từ dưới 6 tháng tuổi thì thức ăn chính của các bé chủ yếu là nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Nhưng với các trẻ từ 6 tuổi trở lên, bé cần hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng nếu chỉ ăn sữa mẹ thì trẻ sẽ không hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Khi đó, bắt buộc các mẹ phải tập cho các bé ăn dặm từ những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các mẹ cách chế biến các món ăn dặm cho bé ăn ngon và tăng cân hiệu quả. Các mẹ hãy tham khảo ngay để biết cách cho bé ăn đúng cách và lên thực đơn với những thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng ngày cho bé nhé!
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi trở lên và những dấu hiệu cho các mẹ biết rằng bé đã đến lúc được ăn dặm là:
- Bé có thể ngồi được và ngẩng cao đầu
- Bé luôn tò mò và nghịch ngợm với mọi vật xung quanh mình
- Bé bắt đầu điều khiển được cơ lưỡi
- Bé luôn cảm thấy đói mặc dù được bú sữa cả ngày
Khi mẹ thấy một trong những dấu hiệu trên của các bé thì có nghĩa là sữa mẹ đã không còn là nguồn thức ăn chính cung cấp dinh dưỡng cho bé. Mẹ nên kết hợp ăn dặm cho bé và từ 2 tuổi trở lên mẹ nên cho bé cai sữa hoàn toàn để bé thích nghi dần với những thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.
Sắp xếp lịch ăn cho bé
Mẹ nên sắp xếp một lịch ăn phù hợp với sở thích của bé và phân chia các bữa ăn thành nhiều bữa phụ và chính để đảm bảo bé hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Mẹ cần lên một thực đơn phong phú với nhiều thực phẩm đa dạng và giàu dĩnh dưỡng, thường xuyên thay đổi thực đơn ăn cho bé sẽ giúp bé thèm ăn và ngon miệng hơn.
Mẹ có thể kết hợp cả ăn dặm với bú sữa mẹ, tập dần cho bé thói quen ăn dặm là bữa chính còn sữa mẹ là phụ. Phân chia mỗi bữa cách nhau 2-4 tiếng, không nên cho bé ăn vặt sẽ làm dạ bé khó chịu và chán ăn.
Cách cho bé ăn dặm
Khi chuyển đổi nguồn thức ăn của bé từ sữa mẹ sang ăn dặm thì bé thường không thích nghi kịp thời và chán ăn. Lúc đó, các mẹ sẽ không dễ dàng gì cho bé ăn ngon miệng nên các mẹ cần nắm vững về những mẹo nhỏ cho bé ăn hiệu quả.
Các bé thường có thói quen khi ăn dặm sẽ cho tay vào mồm và ném đồ ăn lung tung nên các mẹ cần lưu ý vệ sinh tay và miệng bé sạch sẽ. Dỗ bé, cho bé ngồi với tư thế thẳng để tránh tình trạng bé bị nôn ọe hoặc trớ. Các mẹ không nên dụ bé ăn bằng cách bật tivi và điện thoại vì điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bé và tạo một thói quen không lành mạnh cho bé.
>>Xem thêm:
Dinh dưỡng cho bé ăn dặm
Bé cần một bát cháo có đủ 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin khoáng chất.
- Chất đạm có nhiều trong các loại thịt, cá tươi, cua, đậu, ….
- Viatmin và khoáng chất dồi dào trong các loại rau củ quả, rau xanh đậm ( súp lơ xanh, rau ngót, rau dền, …), hoa quả tươi ( cam, bưởi, quýt, dưa hấu, …)
- Chất béo xuất hiện chủ yếu trong mỡ động vật, dầu thực vật ( dầu lạc, dầu oliu, dầu mè, …)
- Tinh bột có nhiều trong gạo, lúa mì, ngô, khoai, ….