Trong quá trình công tác, kế toán đôi khi sẽ gặp phải một số khó khăn khi nộp tờ khai như báo lỗi hồ sơ chưa đăng ký nộp qua mạng, lỗi không đăng nhập được trang thuế điện tử, cách nhập thông tin trên một số tờ khai,… Một trong số những khó khăn phải kể đến khi nộp tờ khai đó là cách tính thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu trên tờ khai. Chi tiết cách xác định giá tính thuế, các mức thuế và nơi tra thuế suất các loại thuế đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu khi nộp tờ khai sẽ được hướng dẫn sau đây.
1. Căn cứ tính thuế nhập khẩu (NK)
Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm, căn cứ tính thuế là:
– Số lượng các mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;
– Giá tính thuế từng mặt hàng;
– Thuế suất từng mặt hàng;
– Tỷ giá tính thuế;
– Đồng tiền nộp thuế.
style=”text-align:justify”>Với mặt hàng áp dụng thuế nhập khẩu tuyệt đối thì căn cứ để tính thuế gồm:
– Số lượng hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;
– Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa;
– Tỷ giá tính thuế;
– Đồng tiền nộp thuế.
2. Giá tính thuế nhập khẩu (NK)
– Giá để tính thuế NK đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF;
– Giá tính thuế NK thường được xác định bằng cách áp dụng theo thứ tự 3 phương pháp và dừng lại ở phương pháp xác định được giá tính thuế.
Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch
Phương pháp 2: Dựa theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
Phương pháp 3: Dựa theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
Khi xác định giá tính thuế XNK:
– Ðối với hàng XNK có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ, đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo như trên hợp đồng.
– Nếu hàng XNK theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá được Chính phủ quy định.
– Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.
3. Thuế suất thuế nhập khẩu (NK)
Thuế suất thuế nhập khẩu sử dụng thuế suất tỷ lệ %, mức tuyệt đối, phân biệt cho từng mặt hàng nhằm hướng dẫn hoạt động nhập khẩu. Ngoài ra còn phân biệt theo khu vực thị trường, nhằm thực hiện chính sách thương mại của Nhà nước.
4. Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu (XNK) là gì?
– Đối với các mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
Thuế XNK phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu x Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị x Thuế suất thuế XNK
– Còn đối với mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối
Thuế XNK = Số lượng hàng thực tế xuất, nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị
Lưu ý: để xác định mức thuế suất nộp cho từng mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty xuất nhập khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
5 BƯỚC ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SANG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
VI PHẠM VỀ HỦY HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
5. Thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu được tính như thế nào?
Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế NK + Thuế NK(nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
– Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá FOB được tính như sau:
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Giá FOB + F + I + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế GTGT
– Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF được tính bằng:
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế GTGT
Trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá CIF + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế TTĐB