Bệnh tiểu đường là căn bệnh thầm lặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tính mạng của con người. Chính vì vậy ngoài sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng rất quan trọng, góp phần kiểm soát đường máu một cách hiệu quả hơn. Mách bạn chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường tốt nhất!
1. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn, bởi thức ăn chính là yếu tố làm tăng đường máu sau ăn rất nhanh chóng và khó kiểm soát.
Tuy nhiên không phải nhịn ăn sẽ giải quyết được, bởi khi nhịn đói sẽ gây hạ đường máu gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Chính vì vậy xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, đảm bảo mức nhu cầu năng lượng chung khoảng 25kcal/kg/ngày. Mức nhu cầu này có thể thay đổi tùy theo công việc, tuổi, giới và các đặc điểm khác.
- Hạn chế tinh bột và đường để tránh tăng đường máu sau ăn. Nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin, đủ nước.
- Hạn chế các chất béo bão hòa như mỡ động vật, dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần
- Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn, phòng ngừa biến chứng hôn mê do hạ đường huyết
- Duy trì được cân nặng lý tưởng
- Nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi ngày thực hiện ăn 5-6 bữa/ngày: ăn sáng 20%, ăn phụ sáng 10%, ăn trưa 25%, ăn phụ chiều 10%, ăn tối 25%, phụ tối 10% tổng năng lượng mỗi ngày.
>> Có thể bạn quan tâm: suy thận độ 2 có nguy hiểm không
2. Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cho người tiểu đường
Đường máu tăng ít hay nhiều phụ thuộc vào chế độ ăn của bệnh nhân, chính vì vậy cần lựa chọn thực phẩm một cách thông minh:
Nhóm thực phẩm bổ sung tinh bột
Tinh bột là một trong những loại thực phẩm làm tăng đường máu rất nhanh chóng. Các loại thực phẩm chứa tinh bột bao gồm cơm, miến, bún, ngô, khoai, sắn…
Nhiều người nghĩ rằng miến dong tinh chế không làm tăng đường máu, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Miến dong làm tăng đường máu rất nhanh chóng, vì vậy nên loại bỏ miến khỏi chế độ ăn của mình. Các loại tinh bột khác thì nên hạn chế.
Nhóm thực phẩm bổ sung Protein(chất đạm)
Chất đạm vẫn cần bổ sung để tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể, đảm bảo cung cấp đủ 0.8g/kg/ngày. Với các bệnh nhân kèm bệnh thận hoặc có biến chứng thận sớm thì nên giảm lượng protein.
Ngoài ra nên ưu tiên các loại protein từ thịt trắng như thịt gà, vịt, cá, tôm. Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ như chó, bò, dê,
Nhóm thực phẩm bổ sung Lipid
Chất béo nên bổ sung vào cơ thể khoảng 25% tổng năng lượng khẩu phần, nên sử dụng các loại dầu thực vật như lạc, vừng, mè, hạt cải, hướng dương sẽ tốt cho sức khỏe. Không nên ăn mỡ động vật, các loại đồ chiên xào rán, dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.
Nhóm thực phẩm bổ sung Glucid
Bệnh nhân tiểu đường không được sử dụng các loại bánh kẹo, nước ngọt vì chứa đường hóa học làm tăng đường máu rất nhanh. Nên lựa chọn các loại hoa quả tươi, ít ngọt như dưa bở, nho, táo, lê, ổi, bưởi, cam… Không nên ăn mít, vải, nhãn, sầu riêng vì lượng đường cao.
Nhóm thực phẩm bổ sung chất xơ và vitamin
Chất xơ có vai trò quan trọng giúp ngăn táo bón và làm chậm hấp thu đường. Mỗi bữa ăn cần cung cấp lượng rau xanh lớn, ăn ngay khi bắt đầu bữa ăn. Nhờ những chất xơ này sẽ giúp đường chậm hấp thu vào máu hơn, giúp đường máu tăng chậm sau ăn.
Như vậy việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường không quá khó, chỉ cần bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế đường và chất béo ngọt thì sẽ duy trì được đường máu lý tưởng, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường ở tim, thận, mắt và các cơ quan khác.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về một số bệnh thường gặp trên website https://suckhoenhansinh.net
>> Xem thêm