Contact Information

Theodore Lowe, Ap #867-859
Sit Rd, Azusa New York

We Are Available 24/ 7. Call Now.

Mẹ có biết: Con ngủ hay giật mình là một dấu hiệu quan trọng của hệ thần kinh bình thường và đang phát triển? Phản xạ giật mình này chẳng có gì nguy hiểm nếu không làm trẻ bị thức giấc và trở thành chứng mất ngủ nguy hiểm!

Định nghĩa phản xạ con ngủ hay giật mình

Tất cả trẻ sơ sinh được sinh ra đều có một số phản xạ bình thường và con ngủ hay giật mình là một trong số đó. 

Mẹ có thể nhận thấy em bé của mình đột nhiên “giật mình” khi đang ngủ. Đây chính là phản xạ giật mình, hay còn gọi là phản xạ Moro.

Định nghĩa phản xạ giật mình: là phản xạ của trẻ sơ sinh khi bị giật mình (do tiếng ồn lớn hoặc ánh sáng chói), được biểu hiện bởi việc mở rộng cánh tay và chân ra khỏi cơ thể hoặc sang một bên, sau đó thu chân tay lại với nhau như thể trẻ đang cuộn mình trong bụng mẹ.

Khi cơ thể trẻ xảy ra phản xạ giật mình, có 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1  – Trẻ sẽ có cảm giác đang rơi tự do và phản ứng bằng cách nâng và duỗi tay. Thậm chí bé còn có thể thở hổn hển.
  • Giai đoạn 2  – Trẻ sẽ cuộn tay và chân lại gần cơ thể giống với tư thế thai nhi khi còn trong bụng mẹ.

Không có cách nào để ngăn phản xạ giật mình của trẻ xảy ra và thực tế, con ngủ hay giật mình lại là dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang thực sự khỏe mạnh. Vì điều này cho thấy hệ thống thần kinh bé nhỏ của trẻ đang phát triển đúng cách. 

Tuy nhiên, phản xạ này có thể đặc biệt rắc rối trong thời gian ngủ, vì nó có thể đánh thức và làm trẻ quấy khóc khó ngủ trở lại.

Nguyên nhân dẫn đến phản xạ giật mình của trẻ?

Con ngủ hay giật mình là do sự thay đổi đột ngột của việc kích hoạt cảm giác ở trẻ. Có nhiều nhiều nguyên nhân dẫn đến phản xạ này nhưng những nguyên nhân phổ biến là:

  • Một tiếng động lớn.
  • Một cú chạm bất ngờ.
  • Sự thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng.
  • Bất kỳ sự kiện nào khiến em bé mất thăng bằng – chẳng hạn như giảm độ cao (khi được đặt vào cũi, lấy ra khỏi giường chẳng hạn).
  • Thay đổi hướng của cơ thể trẻ.

Những nguyên nhân kể trên có thể rất nhỏ, đến nỗi cha mẹ sẽ không chú ý đến chúng. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do đã quen sống trong bụng mẹ, ngay cả những thay đổi nhỏ nhất cũng có thể gợi lên phản xạ giật mình này.

Làm sao để trị dứt điểm tình trạng con ngủ hay giật mình?

Thế giới bên ngoài quá rộng lớn đối với trẻ sơ sinh, nó rất khác so với không gian chật hẹp bên trong bụng mẹ. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh hay giật mình và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, cha mẹ hãy thử một trong các cách sau đây:

  • Nhẹ nhàng kéo cánh tay và chân của trẻ lại gần cơ thể trẻ và giữ nhẹ cho đến khi trẻ tiếp tục ngủ say.
  • Đặt trẻ vào nôi và chèn gối xung quanh, hoặc quấn khăn quanh người trẻ. Việc quấn khăn hay chèn gối sẽ giúp trẻ có cảm giác an toàn như đang được nằm trong tử cung của mẹ.
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt mẹ cần tỉnh táo lựa chọn sản phẩm có thành phần an toàn với sức khỏe, không chứa chất an thần. Một trong những sản phẩm được hàng triệu mẹ Việt tin dùng hiện nay có thể kể đến Soki Tium – sản phẩm được nhập khẩu nguyên liệu và dây chuyền công nghệ chuyển giao trực tiếp từ Tập đoàn Ingredia (Pháp). Bộ đôi thành phần Đạm sữa thủy phân Lactium và Sữa non Colostrum của Soki Tium chính là giải pháp giúp mẹ khi con ngủ hay giật mình, khó ngủ, ít ngủ, hay thức đêm, quấy khóc,..

Tại Việt Nam, Soki Tium đã được Bộ Y Tế cấp phép và chứng nhận tuyệt đối an toàn qua thực tế sử dụng, trên cả đối tượng phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh. 92% các mẹ đã tin tưởng và sử dụng Soki Tium cho bé yêu.

Đừng quá lo lắng nếu tình trạng con ngủ hay giật mình làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Hãy chú ý tới không gian, ánh sáng, nhiệt độ phòng, tất cả những yếu tố đó có thể ảnh hưởng đến một giấc ngủ ngon của trẻ. Áp dụng với những mẹo hữu ích trên sẽ giúp bé yêu của mẹ luôn khỏe mạnh và có những giấc ngủ dài.

Có thể bạn quan tâm: 

>>> Nên chọn bàn uống nước dạng tròn hay vuông?

>>> Vì sao không thể thiếu chất xơ trong bữa ăn

Share:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *