Contact Information

Theodore Lowe, Ap #867-859
Sit Rd, Azusa New York

We Are Available 24/ 7. Call Now.

Quy trình tiến hành thủ tục đăng ký app ứng dụng di động – Hiện nay, công nghệ đang có sự phát triển vượt bậc nhất là trên điện thoại thông minh, giúp cho cá nhân, tổ chức giới thiệu, cung cấp dịch vụ trở lên đơn giản nhất.

Ứng dụng di động phổ biến trên toàn thế giới, cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của cá nhân, tổ chức nhanh nhất thực hiện thao tác mua hàng, sử dụng dịch vụ bao gồm ứng dụng bán hàng và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BCT các cá nhân và tổ chức phải đăng ký app ứng dụng di động trong lĩnh vực bán hàng và thương mại điện tử.

Ứng dụng được hiểu như thế nào trong quy định pháp luật? 

Tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BCT giải thích một số từ ngữ như sau:

Ứng dụng di động là ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm ứng dụng bán hàng và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng đấu giá trực tuyến và ứng dụng khuyến mại trực tuyến.

Ai được đăng ký hoạt động ứng dụng di động?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 59/2015/TT-BCT sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2022/TT-BCT quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam thông qua các ứng dụng di động, bao gồm:

a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng bán hàng;

b) Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

c) Thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ;

d) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

2. Thương nhân, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này là thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.

Đăng ký ứng dụng di động cần thủ tục gì để hoạt động hợp pháp?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về nguyên tắc thông báo, đăng ký ứng dụng di động như sau:

1. Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng di động có cả chức năng bán hàng và chức năng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chỉ thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.

2. Với một ứng dụng di động, thương nhân, tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện thủ tục thông báo hoặc đăng ký một lần cho các phiên bản ứng dụng khác nhau.

Tại Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về công bố danh sách các ứng dụng di động đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký

1. Ngay sau khi ứng dụng di động hoàn thành thủ tục thông báo hoặc đăng ký theo các quy định tại Thông tư này và nhận được xác nhận của Bộ Công Thương, thông tin về ứng dụng sẽ được đưa vào danh sách ứng dụng đã thông báo hoặc đăng ký để công bố công khai trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

2. Thông tin công bố bao gồm:

a) Tên ứng dụng và loại hình ứng dụng theo thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương;

b) Địa chỉ lưu trữ ứng dụng hoặc địa chỉ để tải ứng dụng;

c) Tên và thông tin liên hệ của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng;

d) Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân sở hữu ứng dụng.

3. Khi một ứng dụng di động bị chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, thông tin về ứng dụng sẽ bị rút khỏi danh sách quy định tại khoản 1 Điều này và chuyển sang chế độ ứng dụng đã chấm dứt đăng ký hoặc chuyển vào danh sách ứng dụng vi phạm quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.

Hình thức xử phạt khi không đăng ký ứng dụng di động

Theo điều 81 Nghị định 124/2015  NĐ-CP mức phạt vi phạm khi không thông báo và đăng ký ứng dụng di động

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng( với cá nhân) đến 20.000.000 đồng( với tổ chức) đối với hành vi vi phạm sau đây: Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng( với cá nhân) đến 30.000.000 đồng( với tổ chức) đối với hành vi vi phạm sau đây: Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;”

Oceanlaw là đơn vị tư vấn, cung cấp dịch vụ với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giải quyết được mọi khó khăn cho khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp tới khách hàng các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý tốt nhất với thời gian và chi phí hợp lý nhất.

Dịch vụ đăng ký ứng dụng di động như sau:

  • Tư vấn thủ tục pháp lý trước khi thực hiện thông báo ứng dụng di động.
  • Tư vấn thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị thực hiện đăng ký.
  • Kiểm tra ứng dụng di động và tư vấn thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
  • Trên cơ sở tài liệu khách hàng cung cấp, Oceanlaw sẽ xem xét đánh giá phù hợp với công việc.
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký ứng dụng di động.
  • Nhận ủy quyền của khách hàng và làm việc với cơ quan nhà nước xin giấy phép.
  • Theo dõi hồ sơ đăng ký ứng dụng di động.
  • Nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng.

https://tapchidinhduong.net/quy-trinh-tien-hanh-thu-tuc-dang-ky-app-ung-dung-di-dong

Share:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *