UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
1. ĐẠI CƯƠNG
Ung thư tuyến tiền liệt ở Mỹ là loại UNG THƯ có tỷ lệ mắc cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh UNG THƯ ở nam. Năm 2009 có khoảng 192.000 trường hợp mới mắc và 27.000 trường hợp chết vì UNG THƯ tuyến tiền liệt. Tỷ lệ mắc có xu hướng ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, theo ghi nhận UNG THƯ ở Hà Nội giai đoạn năm 2006-2007, UNG THƯ tuyến tiền liệt có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 4,4/100.000 dân, phổ biến đứng hàng thứ 15 trong các loại UNG THƯ ở nam giới.
Nguyên nhân gây UNG THƯ tuyến tiền liệt còn chưa được biết rõ nhưng qua một số bằng chứng về dịch tễ học người ta thấy UNG THƯ tuyến tiền liệt có liên quan tới chế độ ăn và gen. Nguy cơ mắc UNG THƯ tuyến tiền liệt tăng lên cùng với hàm lượng chất béo trong chế độ ăn. Người có cha hoặc anh em ruột mắc UNG THƯ tuyến tiền liệt có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2-4 lần so với người thường. Bệnh hay gặp ở người sau 50 tuổi. Theo khuyến cáo của Hiệp hội phòng chống UNG THƯ Hoa Kỳ, để sàng lọc, phát hiện sớm UNG THƯ tuyến tiền liệt nên tiến hành thăm khám trực tràng bằng tay hàng năm kết hợp với định lượng PSA ở đàn ông 50 tuổi trở lên.
Tham khảo danh sách thuốc điều trị ung thư
Thuốc Osicent điều trị ung thư phổi
Thuốc Erlonat điều trị ung thư phổi
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán xác định
Khi thăm khám trực tràng bằng tay thấy dấu hiệu bất thường 65-75% trường hợp hoặc hàm lượng PSA cao, cần thiết tiến hành siêu âm nội trực tràng và sinh thiết vùng nghi ngờ tổn thương qua đường trực tràng làm giải phẫu bệnh. Gần đây xét nghiệm gen GSTP1 qua nước tiểu phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm với độ nhạy 73-98%. Các xét nghiệm khác cần bổ sung bao gồm chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ vùng bụng, khung chậu để đánh giá mức độ xâm lấn của u, tình trạng di căn hạch và di căn xa. Xạ hình sử dụng kháng thể đơn dòng gắn chất phóng xạ xác định di căn hạch vùng chậu độ nhạy cao. Ngoài ra có thể chụp xạ hình xác định di căn xương. PET /CT đóng góp vai trò phát hiện di căn xa, nhưng hạn chế phát hiện tổn thương vùng chậu.
2.2. Chẩn đoán TNM và giai đoạn
2.2.1. Chẩn đoán TNM
T: u nguyên phát
Tx: không xác định được u nguyên phát
To: không có dấu hiệu của u nguyên phát
T1: u nguyên phát không sờ thấy trên lâm sàng hoặc không nhìn thấy
bằng chẩn đoán hình ảnh.
T1a: u được xác định bằng mô bệnh học ≤ 5% tổ chức cắt bỏ
T1b: u được xác định bằng mô bệnh học > 5% tổ chức lấy được
T1c: u được xác định bằng sinh thiết kim (ví dụ do hàm lượng PSA tăng cao)
T2: u được sờ thấy bằng tay, còn khu trú ở tuyến tiền liệt
T2a: u khu trú ở 1 thùy
T2b: u xâm lấn 2 thùy
T3: u xâm lấn qua vỏ bao tuyến tiền liệt
T3a: u xâm lấn vỏ bao một hoặc hai bên
T3b: u xâm lấn túi tinh
T4: u cố định hoặc xâm lấn các cấu trúc kế cận ngoài túi tinh (cổ bàng quang, cơ vòng hậu môn, cơ nâng hậu môn, trực tràng) hoặc cố định vào thành chậu hông.
N: hạch vùng
Nx: không xác định được hạch vùng
No: không có di căn hạch vùng
N1: di căn hạch vùng
M: di căn xa
Mx: không xác định được di căn xa
Mo: không có di căn xa
M1a: di căn hạch ngoài hạch vùng
M1b: di căn xương
M1c: di căn các vị trí khác
G: độ mô bệnh học
Gx: không xác định được độ mô bệnh học
G1: biệt hóa cao
G2: độ biệt hóa trung bình
G3-4: ít biệt hóa hoặc không biệt hóa
2.2.2. Chẩn đoán giai đoạn theo AJCC 1997 (American Joint Committee on Cancer)
Bảng 1. Chẩn đoán giai đoạn theo AJCC 1997
Giai đoạn
I T1a No Mo G1
II T1a No Mo G2,3-4
Giai đoạn
T1b No Mo G bất kỳ
T1c No Mo G bất kỳ
T1 No Mo G bất kỳ
T2 No Mo G bất kỳ
III T3 No Mo G bất kỳ
IV T4 No Mo G bất kỳ
T bất kỳ N1-3 Mo G bất kỳ
T bất kỳ N bất kỳ M1 G bất kỳ
Tác giả bài viết: Dược Sĩ Đỗ Thế Nghĩa, Đại Học Dược Hà Nội, CEO: Mua Thuốc 24h
Tham khảo thêm
Ung thư thận là gì, biểu hiện và các phương pháp điều trị ung thư thận hiện nay?